Khi đến mùa hè, tài xế cần phải có cách thức chăm sóc bảo dưỡng phù hợp, cũng như phương pháp lái xe hiệu quả trong điều kiện thời tiết oi bức.

Kiểm tra các bộ phận làm mát

Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng, trước khi lái xe đường dài vào mùa hè, tài xế nên dành thời gian để kiểm tra các bộ phận tản nhiệt, nước làm mát, quạt làm mát bằng cách cho xe chạy không tải.

Làm mát nội thất

Khi nội thất xe có mùi, tài xế hãy bật điều hòa không khí và mở cửa sổ một chút để đẩy không khí nóng ra bên ngoài. Không nên làm mát chỉ bằng cách cho điều hòa chạy không tải vì nó có thể làm động cơ bị quá nhiệt. Một cách khác đơn giản nhưng hiệu quả rõ rệt, tài xế mở cửa bên lái và hành khách, sau đó đóng, mở một vài lần để đẩy không khí nóng bên trong xe ra ngoài.

Khi thời tiết không quá ngột ngạt và đang lái xe ở tốc độ thấp, tài xế có thể mở các cửa sổ để lấy không khí tự nhiên. Tuy nhiên, khi lái xe ở tốc độ trên 80 km/h, lực cản gió khi mở cửa sổ tốn nhiên liệu hơn việc sử dụng điều hòa.

Một kinh nghiệm khi phải đỗ xe dưới trời nắng, tài xế nên xoay vô lăng 180 độ để khi lái ít bị nóng hơn. Đơn giản hơn, tài xế có thể dùng tấm che nắng để tránh tia UV từ ánh nắng mặt trời, chúng còn giúp bảo vệ các đồ đạc bên trong xe.

Kiểm tra áp suất lốp

Tài xế nên kiểm tra lốp xe thường xuyên và bảo đảm bơm chính xác áp suất lốp. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng/giảm 5 độ C thì áp suất sẽ thay đổi khoảng 1 PSI. Vì vậy, để bơm chính xác áp suất lốp, tài xế nên bơm xe trong nhiệt độ phòng với mức áp suất lốp khoảng 32 PSI.

Với điều kiện khí hậu ở nước ta có thể lên đến 40 độ C, áp suất bơm trước đó ở nhiệt độ phòng sẽ tăng khoảng 4 PSI. Do vậy, tài xế nên giảm bớt 4 PSI so với trước đó, trong điều kiện vận hành thường xuyên ở mức 40 độ C.

Quan trọng là không nên bơm xe quá căng hoặc quá non. Theo kinh nghiệm lái xe, tài xế nên kiểm tra theo bảng áp suất hơi được dán trên cửa xe để bơm đúng hơi theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Kiểm tra các loại dầu bôi trơn và nước làm mát

Trước các chuyến đi dài, tài xế cũng nên kiểm tra dầu bôi trơn, nước làm mát, hộp số, phanh và kính chắn gió. Khi thời tiết nắng nóng khiến ô tô tiêu thụ nhiều hơn dung dịch bôi trơn và nước làm mát để phục vụ cho quá trình tản nhiệt của động cơ.

Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên các dung dịch này sẽ đảm bảo an toàn cho quá trình di chuyển, tránh được các vấn đề thường gặp phải như động cơ bị quá nhiệt hay chết máy giữa đường…

Dán phim cách nhiệt

Dán phim cách nhiệt ô tô.

Đây là cách làm phổ biến và hiệu quả được nhiều tài xế áp dụng. Phim cách nhiệt có tác dụng phản chiếu tia cực tím, giảm hấp thụ nhiệt từ ngoài vào trong, từ đó giúp bảo vệ người ngồi bên trong, chống nóng, bảo vệ kính và nội thất.

Kinh nghiệm lái xe vào mùa hè

Một số kinh nghiệm sử dụng điều hòa hiệu quả vào mùa hè

1. Đầu tiên, tài xế phải loại bỏ không khí nóng bức trong xe hơi bằng cách đóng/mở cửa xe vài lần.

2. Điều hòa hoạt động tốt hơn khi động cơ đang chạy, vì máy nén điều hòa sẽ hoạt động hiệu quả hơn theo chuyển động của động cơ.

3. Cài điều hòa ở số thấp trước để làm mát xe. Điều này được giải thích là để trung hòa nhiệt độ bên trong và bên ngoài môi trường. Như chúng ta đã biết, nhiệt độ bên trong khoang cabin thông thường sẽ lớn hơn bên ngoài. Do vậy, nếu để điều hòa ở số lớn ngay từ đầu sẽ khiến nó phải làm việc vất vả hơn để mát ngay.

4. Thay lọc gió điều hòa. Lọc gió điều hòa cần phải được vệ sinh hoặc thay mới định kỳ, điều này giúp không khí bên trong khoang cabin được sạch sẽ và nó cũng hoạt động hiệu quả hơn.

5. Tắt hệ thống tự động. Thông thường ở một số mẫu xe mới, điều hòa sẽ tự tắt khi động cơ không chạy. Tuy nhiên, tính năng này sẽ không có ích trong điều kiện thời tiết nóng bức hay tắc đường thường xuyên. Tắt tính năng này để giữ khoang cabin luôn mát.

Đỗ xe trong bóng râm

Khu vực cỏ khô dễ bị bắt lửa và nguy cơ sẽ tăng gấp đôi trong thời tiết nóng. Tránh đỗ xe ở những nơi như vậy vì nhiệt độ khí thải có thể làm cỏ khô và cỏ dại bốc cháy. Cố gắng di chuyển xe dưới bóng râm hoặc gốc cây nếu bạn phải đỗ xe ngoài trời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *